Người bệnh tiên phong
Khi ông Matthew Uram đang làm lính thiết giáp, không may bị bỏng độ hai trên 30% cơ thể trong một tai nạn liên quan đến lửa nhưng ông không chọn chữa theo phương pháp thông thường hiện có mà tiên phong chọn cách chữa trị thí nghiệm bằng súng bắn da tế bào gốc. Chỉ mất bốn ngày, sự lành nhanh chóng của tổn thương bỏng đã chứng minh sự đúng đắn trong quyết định của ông.
Súng hoạt động thế nào?
Dựa trên công nghệ sinh học của Mỹ, các nhà khoa học Canada đã chế tạo thành công loại súng bắn da để phun những tế bào gốc lên vết bỏng hoặc những vết loét mạn tính để đẩy nhanh quá trình chữa lành. Những tế bào trong súng bắn da được lấy từ những tế bào gốc khỏe mạnh của chính bệnh nhân. Tế bào gốc được tách ra từ mẫu vật da và cho vào trong dung dịch nước để làm mềm giúp việc phun được thuận lợi. Máy tính kiểm soát súng bắn da làm việc như bút lông khí, giống như loại các họa sĩ hay dùng, nhưng có sự chính xác hơn. Để sử dụng loại súng này, bác sĩ chỉ cần nạp tế bào gốc vào một ống tiêm, đính kèm nó trên đầu súng, nhắm vào vết thương và kéo kích hoạt. Khi dung dịch được giải phóng nhẹ nhàng, một chùm ánh sáng chiếu sáng mục tiêu và làm cho tế bào gốc chữa lành có thể nhìn thấy được.
Các nhà sáng chế làm việc với nguyên mẫu súng bắn da.
Hiệu quả vượt trội của loại súng đặc biệt này
Rút ngắn thời gian điều trị: Hiện nay, các vết bỏng sâu được điều trị bằng cách phủ lên tổn thương chất liệu collagen và chờ cơ thể làm nốt phần còn lại, bao gồm cả việc tạo ra các tế bào da cần thiết. Nhưng người bị bỏng nặng thì cơ thể không còn phản ứng hiệu quả như bình thường nên phải thực hiện ghép da với các miếng ghép được tạo ra trong phòng thí nghiệm từ trước. Tuy nhiên, phương pháp này mất nhiều thời gian và rất tốn kém. Với việc sử dụng súng bắn da có thể giảm đáng kể thời gian điều trị khi chỉ cần 90 phút tính từ thời điểm một mẫu da được lấy từ bệnh nhân đến khi tế bào gốc của họ được bắn trở lại vết thương.
Độ bao phủ rộng: Trong khi ghép da hiện tại có thể đạt được tỷ lệ 1: 6 giữa khu vực ghép da và vùng tổn thương nhưng các nhà khoa học Đức có thể nâng tỷ lệ lên 1: 100 với súng bắn da.
Không bị đào thải: Theo Saeid Amini Nik, nhà sinh học tế bào tại Đại học Toronto, Canada, đối với người bệnh bỏng da diện rộng có thể phải dùng da ghép lấy từ người hiến tặng, nhưng cơ thể người nhận có thể xảy ra hiện tượng thải bỏ mô và hiếm khi có đủ mô của người hiến tặng để bao phủ các vết bỏng lớn. Với súng bắn da có thể giải quyết tình trạng này khi nó có khả năng giữ cho tế bào gốc da sống sót được giữ lại tại tổn thương đến 97.3%.
Không gây nhiễm khuẩn hay để lại sẹo: Những tế bào gốc được phun phủ kín tổn thương giúp toàn bộ bề mặt của vết thương được chữa lành đồng thời, rút ngắn thời gian điều trị thay vì cơ chế tự nhiên chữa lành từ các cạnh đến giữa tốn nhiều thời gian hơn gây nguy cơ nhiễm khuẩn, tạo sẹo cao
Nguyễn Hưng-L.T
((Theo newseek, labiotech))
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét